Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh là loại hình chiếm số lượng đông đảo nhất tại Việt Nam (hơn 5,2 triệu hộ) phù hợp với các cá nhân, gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc về cách đóng thuế hộ kinh doanh ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từng loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp và cách tính chi tiết.

1. Có mấy loại hộ kinh doanh?

Hiện nay, có 02 loại hộ kinh doanh:

  • Hộ khoán: Đóng thuế theo phương pháp khoán (tức cơ quan thuế ấn định mức thuế dựa trên doanh thu ước tính).
  • Hộ kê khai: Đóng thuế theo phương pháp kê khai doanh thu thực tế.

Do thuế khoán đơn giản, dễ thực hiện, không cần hóa đơn đầu vào nên đa số hộ kinh doanh lựa chọn hình thức này.

2) Hộ Kinh Doanh đóng thuế khoán gồm những loại thuế nào?

Hộ kinh doanh chủ yếu cần đóng 02 loại thuế và thuế khoán hàng tháng và lệ phí môn bài đóng hàng năm

2.1 Thuế khoán hàng tháng

Là khoản thuế cố định phải nộp hàng tháng, dựa trên doanh thu ước tính do Cơ quan Thuế xác định.

THUẾ SUẤT THEO NGÀNH NGHỀ (HỘ KHOÁN)

STT Ngành nghề kinh doanh Thuế GTGT (%) Thuế TNCN (%) Tổng thuế (%)
1) Bán hàng hóa (tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm…) 1% 0.5% 1.5%
2) Dịch vụ ăn uống (quán ăn, quán cà phê, nhà hàng,..) 3% 1.5% 4.5%
3) Dịch vụ không gắn với hàng hóa (spa, cắt tóc, làm nails,…) 5% 2% 7%
4) Sản xuất, gia công, xây dựng có nguyên vật liệu 3% 1.5% 4.5%
5) Vận tải, bốc xếp, dịch vụ có gắn hàng hóa 3% 1.5% 4.5%
6) Dạy thêm, học thêm (mới cập nhật năm 2025)          0% 2% 2%

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
  • Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

VÍ DỤ  CÁCH TÍNH THUẾ KHOÁN

  STT Ngành nghề Doanh thu/tháng Thuế GTGT Thuế TNCN Tổng thuế phải nộp/tháng
1 Tạp hóa / Siêu thị mini  

10.000.000đ

1% = 100.000đ 0.5% = 50.000đ 1,5% =150.000đ
2 Shop quần áo / Bán hàng hóa  

10.000.000đ

1% = 100.000đ 0.5% = 50.000đ 1,5% =150.000đ
3 Dạy thêm, học thêm  

10.000.000đ

0% = 0đ 2% = 200.000đ 2%=200.000đ
4 Dịch vụ ăn uống (quán ăn, quán cà phê, nhà hàng,..)  

10.000.000đ

3% = 300.000đ 1,5% = 150.000đ 4,5%=450.000đ
5 Vận tải, bốc xếp  

10.000.000đ

3% = 300.000đ 1.5% = 150.000đ 4,5%=450.000đ
6 Spa / Salon tóc / Dịch vụ cá nhân  

10.000.000đ

5% = 500.000đ 2% = 200.000đ 7%=700.000đ

2.2 Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài hay thường gọi “thuế môn bài” là khoản tiền hàng năm hộ kinh doanh phải đóng để được phép hoạt động. Ví dụ: như việc nộp học phí để được đi học.

ü  Hộ mới thành lập được miễn thuế môn bài trong năm đầu.

Mức thuế phải nộp là bao nhiêu?

Dựa vào doanh thu 01 năm của hộ kinh doanh là cơ sở để tính tiền thuế môn bài phải đóng

STT Doanh thu (1 năm) của hộ kinh doanh Mức thuế môn bài
1 Trên 500 triệu 1.000.000 đồng
2 Trên 300 – 500 triệu 500.000 đồng
3 Trên 100 – 300 triệu 300.000 đồng
4 Dưới 100 triệu Miễn thuế

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế

3) Hộ kinh doanh được miễn thuế khi nào?

  • Miễn thuế GTGT và TNCN nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
    Căn cứ pháp lý: Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Từ 01/01/2026, chỉ hộ kinh doanh có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế GTGT.
    Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 18, Luật Thuế GTGT 2024.

BẠN CẦN TƯ VẤN THÊM?

Việc xác định thuế khoán, mức lệ phí môn bài có thể khiến nhiều hộ kinh doanh gặp khó khăn.

HM Law sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi thủ tục pháp lý về hộ kinh doanh:

  • Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh
  • Dịch vụ đăng ký & tư vấn thuế hộ kinh doanh

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hotline/Zalo: 033 406 6561

Bài viết liên quan
Chat Zalo
090.99.777.65